Khám trạng tâm thần kinh và chức năng thần kinh cao cấp Flashcards Preview

Nội thần kinh > Khám trạng tâm thần kinh và chức năng thần kinh cao cấp > Flashcards

Flashcards in Khám trạng tâm thần kinh và chức năng thần kinh cao cấp Deck (29)
Loading flashcards...
1
Q

Về mặt chức năng, các neuron được phân chia thành ba nhóm

A

hướng tâm (afferent = sensory: cảm giác), ly tâm (efferent = motor: vận động), và tích hợp (internuncial, interneuron)

2
Q

Khám trạng thái tâm thần kinh thường bao gồm một số phần

A

hành vi chung và vẻ bề ngoài (general behavior and appearance), khí sắc (mood), nội dung tư duy (content of thought), khả năng trí tuệ (Intellectual capacity), tri giác (sensorium)

3
Q

Trong chuyên ngành thần kinh

A

tri giác thường được khám kỹ lưỡng nhất

4
Q

cấu trúc nào của hệ thần kinh trung ương không cần thiết cho việc duy trì ý thức.

A

toàn bộ tủy sống, toàn bộ tiểu não, hành não, và nửa dưới của cầu não, nếu chúng ta vẫn duy trì được hô hấp và huyết áp

5
Q

giảm ý thức tạm thời

A

cắt ngang thân não tại nửa trên cầu não

6
Q

giảm ý thức vĩnh viễn

A

cắt ngang toàn bộ trung não

7
Q

gây tổn thương cả hai bên phần nền của cầu não hoặc trung não

A

duy trì được vận nhãn dọc, nhưng sẽ làm liệt toàn bộ các vận động hữu ý khác. Bệnh nhân vẫn còn đầy đủ các cảm giác và ý thức, nhưng chỉ giao tiếp được bằng duy nhất các cử động vận nhãn dọc

8
Q

cắt ngang qua phần mái (tectum)

A

ý thức vẫn được duy trì

9
Q

cắt ngang qua phần trần (tegmentum)

A

sẽ làm giảm ý thức ngay lập tức

10
Q

tổn thương cả hai bên gian não và hạch nền, và thành trong của bán cầu đại não

A

suy giảm ý thức

11
Q

các tổn thương cả hai bên tại bất kì đoạn nào, từ phần nền của nửa trên cầu não và trung não cho đến gian não và hạch nền, và thành trong của bán cầu đại não

A

suy giảm ý thức.

12
Q

ý thức được khám bằng

A

quan sát bệnh nhân, các kích thích lời nói, và nếu cần có thể kích thích đau để xác định sự nhận biết của bệnh nhân về bản thân và về môi trường xung quanh.

13
Q

Định nghĩa Sảng

A

trạng thái lú lẫn cấp (acute confusional state) là tình trạng lú lẫn cấp tính, thoáng qua đặc trưng bởi sự suy giảm toàn bộ tri giác.Bệnh nhân có thể biểu hiện rối loạn định hướng, quên, hoang tưởng (delusions), ảo giác (hallucinations), tập trung giảm…

14
Q

Định nghĩa hôn mê

A

là tình trạng mất ý thức kéo dài, gây ra do rối loạn chức
năng của hệ lưới kích hoạt hướng lên (ARAS: ascending reticular activating system) ở thân não hoặc cả hai bán cầu đại não

15
Q

thang điểm hôn mê Glasgow cũng không đánh giá được

A

các chức năng thân não (kích thước và phản xạ đồng tử…)

16
Q

Thang điểm hôn mê Glasgow.

A
Mở mắt (tối đa 4 điểm)
1. Không
2. Khi bị kích thích đau
3. Theo lời yêu cầu
4. Tự nhiên
 Lời nói (tối đa 5 điểm)
1. Không
2. Phát âm vô nghĩa
3. Dùng từ không phù hợp
4. Nói, định hướng sai lầm
5. Nói, định hướng tốt
 Vận động (tối đa 6 điểm)
1. Không
2. Duỗi cứng mất não
3. Gồng cứng mất vỏ
4. Đáp ứng không chính xác với kích thích đau
5. Đáp ứng chính xác với kích thích đau
6. Theo y lệnh
17
Q

Khám chức năng thần kinh cao cấp

A

bao gồm khám một số mục nhỏ như: mất thực dụng (apraxia), mất ngôn ngữ (aphasia)

18
Q

Định nghĩa ngôn ngữ

A

là sự thông hiểu và giao tiếp các ý tưởng trừu tượng

abstract ideas

19
Q

vùng Broca

A

Khả năng nghĩ ra các từ chính xác, lập trình và phối hợp các cơ tham gia vào quá trình phát âm, và sắp xếp từ ngữ thành các câu có ý nghĩa phụ thuộc vào vùng Broca (diện 44 và 45) nằm ở hồi trán
dưới, ngay trước vùng vỏ não vận động chi phối cho môi và lưỡi

20
Q

Vùng Wernicke

A

Khả năng thông hiểu ngôn ngữ. Vùng này nằm ở phần sau của hồi thái dương trên (diện 22)

21
Q

Bó cung (arcuate fasciculus)

A

bó chất trắng kết nối vùng Broca và vùng Wernicke. Bó cung kết nối vùng thông hiểu và vùng phát âm ngôn
ngữ, do vậy khi tổn thương bó cung sẽ làm suy giảm khả năng lặp lại

22
Q

Định nghĩa mất ngôn ngữ

A

đề cập đến sự mất hoặc suy giảm chức năng ngôn ngữ do tổn thương não. Có nhiều loại mất ngôn ngữ
khác nhau, và hầu hết đều do những tổn thương ở các vùng chuyên biệt của bán cầu đại não

23
Q

Mất ngôn ngữ được phân thành 2 nhóm chính

A

mất ngôn ngữ với suy giảm khả năng lặp lại và mất ngôn ngữ với khả năng lặp lại còn bình thường

24
Q

lâm sàng thường hay gặp phân nhóm mất ngôn ngữ

A

với khả năng lặp lại bị suy giảm

25
Q

Trong đó, thường gặp nhất là mất ngôn ngữ kiểu

A

Broca, kiểu Wernicke, và mất ngôn ngữ toàn bộ

26
Q

Mất ngôn ngữ kiểu Broca

A

Trôi chảy -
Thông hiểu +
Lặp lại -

27
Q

Mất ngôn ngữ kiểu Wernicke

A

Trôi chảy +
Thông hiểu -
Lặp lại -

28
Q

Mất ngôn ngữ toàn bộ

A

Trôi chảy -
Thông hiểu -
Lặp lại -
Vùng tổn thương : Bán cầu ưu thế diện rộng

29
Q

Mất ngôn ngữ dẫn truyền

A

Trôi chảy +
Thông hiểu +
Lặp lại -